tangchieucao’s diary

Chia sẻ những bí quyết, phương pháp tăng chiều cao nhanh chóng, hiệu quả cho mọi lứa tuổi giúp bạn cải thiện vóc dáng trong thời gian ngắn

Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ tăng chiều cao chậm

Bạn có biết nguyên nhân nào ảnh hưởng không tốt đến quá trình tăng chiều cao của trẻ hay không? Nhiều người chỉ chú ý áp dụng những cách tăng chiều cao cho trẻ mà không để ý đến những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao, vì vậy mà trẻ thấp còi hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Dưới đây, TV BUY sẽ giới thiệu đến bạn những nguyên nhân phổ biến khiến cho trẻ tăng chiều cao chậm!

Trẻ ngủ không đủ giấc ảnh hưởng đến phát triển chiều cao
Trẻ em cần ngủ ít nhất 8 – 9h một ngày vì khi ngủ hoóc môn tăng trưởng được tuyến yên tiết ra nhiều nhất vào khoảng 12 giờ đêm khi trẻ đang ngủ say. Trẻ phát triển chiều cao dưới tác dụng của hoóc môn này.Nên nếu trẻ thức quá khuya, khiến lượng hooc môn này không được tiết ra đều gây ra trẻ phát triển chiều cao kém

f:id:tangchieucao:20180228120611j:plain

Không có sự chăm sóc đúng cách
Sống trong gia đình nhiều căng thẳng, stress, trẻ rất dễ mắc bệnh ức chế cảm xúc. Tình trạng này ảnh hưởng đến chức năng tuyến yên, làm giảm quá trình sản sinh hormone tăng trưởng ở trẻ nhỏ.
Trẻ bị stress dẫn đến thiếu ngủ cũng hoàn toàn không tốt cho sự phát triển chiều cao. Chỉ khi ngủ đủ, đồng hồ sinh học và hệ thống hormone trong cơ thể trẻ mới được cân bằng, phát triển toàn diện.

Cho trẻ uống nhiều nước có gas

Các loại nước ngọt, nước có gas được trẻ rất yêu thích, tuy nhiên đó là một trong những nguyên nhân gây cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ. Theo các chuyên gia cho rằng, khi trẻ uống nhiều nước ngọt làm tăng quá trình đảo thải canxi, do đó nguy cơ thiếu canxi càng cao sẽ dẫn tới hậu quả là trẻ chậm cao lớn, sức khỏe trẻ cũng bị ảnh hưởng theo.

f:id:tangchieucao:20180228120623j:plain

Ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhanh

Nhiều mẹ vì chiều con hoặc thấy con biếng ăn thì lại tăng cường cho con ăn quà vặt, snack, các loại đồ ngọt và đồ ăn nhanh… Tuy nhiên, những thức ăn này chỉ chứa năng lượng rỗng và không hề có giá trị dinh dưỡng, sẽ khiến trẻ bị thiếu chất, dẫn đến còi cọc.
Ngoài ra, trong quá trình chuyển hóa và tiêu thụ đường, cơ thể phải “đầu tư” một lượng lớn các chất khoáng thiết yếu như kẽm, magie, natri… , đặc biệt là canxi. Nếu dung nạp quá nhiều đường, trẻ sẽ thiếu hụt canxi trầm trọng nên không thể phát triển xương, ảnh hưởng lớn đến chiều cao.

Tin liên quan: Nên áp dụng những phương pháp nào để tăng chiều cao cho teen